Các bài viết và công trính nghiên cứu về phát sinh học và phân loại đất, bảo vệ và sử dụng đất (1986-nay)
-Chuyển đổi danh pháp các loại đất chính Việt Nam (theo Chú dẫn bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000) theo FAO-UNESCO và Soil Taxonomy (Đỗ Đình Thuận, Hồ Quang Đức. 1989).
-Xác định tên một số loại đất Việt Nam theo FAO-UNESCO và Soil Taxonomy (Seghal, Tôn Thất Chiểu và ctv. 1989).
-Chú giải bản đồ và Bản đồ đất ĐBSCL (Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân và những người khác. 1991).
-Kết quả bước đầu về ứng dụng PLĐ theo FAO-UNESCO (Tôn Thất Chiểu. Khoa học đất số 2, 1992).
-Bước đầu nghiên cứu mối tương quan giữa danh pháp các đơn vị phân loại đất VN theo hệ thống phân loại đất của Mỹ Soil Taxonomy (Hồ Quang Đức. Kết quả nghiên cứu khoa học-Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2, tr69-77. 1996).
Tóm tắt:
Việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống phân loại của Mỹ-Soil Taxonomy để xác định danh pháp các đơn vị phân loại đất của Việt Nam là rất cần thiết, phù hợp với tình hình phát triển thổ nhưỡng học trên thế giới.
Các loại đất chính của nước ta ứng với các Bộ của Soil Taxonomy là: Entisols, Inceptisols (vùng đồng bằng), Oxisols, Ultisols (trung du và miền núi).
Bảng dự kiến chuyển đổi danh pháp các đơn vị phân loại đất của Việt Nam theo Soil Taxonomy mới chỉ dừng ở mức định tính-bán định lượng, chưa đạt độ chính xác cao.
Để xác định chính xác tên các loại đất Việt Nam và các cấp phân vị thấp hơn theo Soil Taxonomy cần phải có những chỉ tiêu định lượng cụ thể.
-Dự kiến chuyển đổi phân loại đất Hà Nội theo phương pháp FAO-UNESCO do Lê Thái Bạt chủ trì, 1994.
-Báo cáo kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 vùng Nam Bắc Đuống do Nguyễn Công Pho chủ trì, 1994.
-Nghiên cứu chuyển đổi danh pháp các đơn vị phân loại đất Việt Nam theo hệ thống PLĐ của đất FAO-UNESCO (Hồ Quang Đức, Đỗ Đình Thuận. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông Nghiệp năm 1993, tr. 141, Bộ Nông Nghiệp và CNTP, Hà Nội. 1994).
-Phân loại đất phèn ĐBSCL theo hệ chú dẫn bản đồ đất Thế giới của FAO-UNESCO (Võ Tòng Xuân, Lê Quang Trí, Võ Tòng Anh, Trần Kim Tính, Nguyễn Bảo Vệ. Tạp chí khoa học đất số 4, 1994).
-ứng dụng hệ phân loại đất của FAO-UNESCO trong điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ vừa và lớn (Lê Thái Bạt. Viện Quy hoach và TKNN, 1995).
-Nâng cấp bản đồ đất xám ĐBSCL tỷ lệ 1/100.000 theo hệ chú dẫn bản đồ đất Thế giới của FAO-UNESCO (Võ Tòng Xuân, Lê Quang Trí, Võ Tòng Anh, Trần Kim Tính, Nguyễn Bảo Vệ. Tạp chí khoa học đất số 5, 1995).
-Xác định đặc điểm đất bạc màu theo phương pháp định lượng của FAO-UNESCO vùng Đông Anh - Hà Nội (Nguyễn Nhật Tân, Hoàng Văn Mùa. Tạp chí khoa học đất số 5, 1995).
-Dự kiến chuyển đổi phân loại đất tỉnh Đăk Lăk theo phương pháp định lượng của FAO-UNESCO (Nguyễn Khang, Phạm Dương ứng và ctv. Viện Quy hoạch và TKNN, 1995).
-Phân loại đất tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Khang, Đào Châu Thu và ctv. Viện Quy hoạch và TKNN, 1995).
-Đất Việt Nam (Bản chú giải kèm theo Bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000) của Hội Khoa học đất Việt Nam do Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận chủ biên, 1996.
-Bước đầu nghiên cứu mối tương quan giữa danh pháp các đơn vị phân loại đất Việt Nam theo hệ phân loại đất của Mỹ-Soil Taxonomy (Hồ Quang Đức. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. Quyển 2. tr69, 1996).
-Báo cáo tổng kết giai đoạn 1 Dự án “Điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng đất để lập bộ sưu tập mẫu tiêu bản, cơ sở dữ liệu và thông tin về đất Việt Nam” do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện, 1997.
-Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (lấy tỉnh Đồng Nai làm ví dụ) do Vũ Cao Thái, Pham Quang Khánh và Nguyễn Văn Khiêm chủ biên (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) thực hiện, 1996.
Tóm tắt:
Đồng Nai là tỉnh đầu tiên trong cả nước áp dụng phương pháp của FAO-UNESCO để điều tra, đánh giá tài nguyên đất. Trên cơ sở điều tra, khảo sát, phân tích đầy đủ theo phương pháp của FAO-UNESCO về các đặc tính lý hóa học, cho thấy việc ứng dụng hệ phân loại của FAO ở Việt Nam có khả năng thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Đồng Nai có quỹ đất đai phong phú và đa dạng với 10 nhóm đất chính, 24 đơn vị đất, 64 đơn vị đất phụ với chất lượng đất rất tốt.
-Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO cho một huyện miền núi (lấy huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ làm ví dụ) do Nguyễn Văn Bộ, Hồ Quang Đức, Lữ Quý chủ trì, 1998.
Tóm tắt:
Những năm gần đây việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp điều tra phân loại và đánh giá đất đai theo FAO-UNESCO đang được áp dụng rộng rãi trong nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp của FAO cho một huyện (lấy huyện Đoan Hùng làm ví dụ) là một trong những công trình quan trong.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đất đai huyện Đoan Hùng được chia thành 6 nhóm đất chính, 13 đơn vị đất, 52 đơn vị đất phụ và thấp hơn; có 67 đơn vị đất đai, 47 kiểu thích nghi đất đai.
-Phân loại đất và bản đồ đất tỉnh Yên Bái theo phương pháp của FAO-UNESCO (có chú giải kèm theo) do Nguyễn Văn Lịch chủ biên, Sở Địa chính Yên Bái thực hiện năm 1998.
-Nghiên cứu phân loại đất vùng Duyên hải miền Trung (thực hiện mô hình toàn tỉnh Bình Định) phương pháp của FAO-UNESCO do Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt chủ trì. Hội Khoa học đất VN thực hiện. 1998).
-Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án “Chương trình PLĐ VN theo phương pháp quốc tế FAO-UNESCO” do Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt chủ biên, Hội Khoa học đất VN thực hiện (1995-1998).
-Phân loại đất xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh theo phương pháp của FAO-UNESCO do Hồ Quang Đức chủ biên, Phòng Nghiên cứu Phát sinh học và Phân loại đất-Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện. 1998.
Tóm tắt:
Hệ thống phân loại của FAO với 3 cấp phân vị: Nhóm đất chính, đơn vị đất, đơn vị đất phụ; thực chất là hệ chú dẫn bản đồ đất thế giới tỷ lệ 1/5.000.000. Đối với bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cần có sự bổ sung cấp phân vị chi tiết hơn nhằm tách các đơn vị thể hiện trên bản đồ đất phù hợp với tỷ lệ của bản đồ. Kết quả nghiên cứu tại xã Hương Gián, huyện Yên Dũng chỉ ra rằng: xã có 5 nhóm đất chính, 7 đơn vị đất, 16 đơn vị đất phụ và thấp hơn.
-Báo cáo đất tỉnh Đak Lak có liện hệ với hệ thông phân loại quốc tế WRB, 1998 của Berding và các báo cáo khác tại hội thảo quốc tế về đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai và phát triển nông nghiệp bền vững tại miền Nam VN do Viện Quy hoạch và TKNN kết hợp với trường Đại Học Thiên Chúa giáo Leuven (Dự án NIAPP/KUL) Đak Lak,1998.
-Các báo cáo khoa học hàng năm đề tài cấp ngành “Nghiên cứu ứng dụng hệ PLĐ của FAO-UNESCO và của Soil Taxonomy để xác định danh pháp các đơn vị PLĐ VN” của Phòng NC PSH và PLĐ (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1991-1998).
-Những kết quả nghiên cứu về phương pháp xây dựng các bản đồ chuyên đề về đất phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp (Nguyễn Văn Tý, Đỗ Đình Thuận. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3, tr40. 1999).
Tóm tắt:
Nghiên cứu phương pháp xây dựng các bản đồ chuyên đề về đất là nghiên cứu cơ bản có sự liên quan chặt chẽ với nghiên cứu phát sinh học đất, nghiên cứu điều tra phân loại đất. Đây là công tác nghiên cứu khoa học phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và có liên quan với nhiều ngành khoa học khác như: địa chất, khí tượng, thuỷ văn, địa lý tự nhiên...
Các bản đồ chuyên đề về đất được xây dựng trong thời gian qua đã cung cấp lượng thông tin tư liệu lớn về tài nguyên và tiềm năng đất đai, đồng thời phản ánh được tính đa dạng, phức tạp của đất đai vùng nhiệt đới ẩm Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu nói chung và về phương pháp xây dựng các bản đồ chuyên đề về đất nói riêng, đã làm cơ sở khoa học cho viêc quy hoạch mang tính chiến lược phát triển nông nghiệp trong phạm vi cả nước, ở từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là cơ sở khoa học giúp cho các cấp xây dựng quy họach, kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông-lâm nghiệp, các biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu thực tế đất đảm bảo cho sự phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững.
-Đánh giá đặc điểm đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Hồ Quang Đức, Trần Minh Tiến, Bùi Tân Yên, Nguyễn Văn Ga. Tạp chí khoa học đất số 21. tr78. 2005).
Tóm tắt:
Văn Chấn là một huyện miền núi có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất đai là cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huỵện.
Đã điều tra, khảo sát 600 phẫu diện đất; phân tích 5.334 chỉ tiêu mẫu mặt về các đặc tính lý, hóa học đất; xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp của huyện chia thành 7 nhóm đất chính, 14 đơn vị đất, 24 đơn vị đất phụ, 30 đơn vị dưới đơn vị đất phụ. Gồm 48 đơn vị đơn vị đất, 26 kiểu thích nghi.
-Một số đặc điểm khoáng sét ở đất đỏ phát triển trên đá vôi miền Bắc Việt Nam (Hồ Quang Đức, Trương Xuân Cường, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Văn Đạo. Tạp chí khoa học đất số 20. 2004).
Tóm tắt:
Nghiên cứu đặc điểm, thành phần khoáng sét của đất đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và hình thành của các loại đất. Đến nay có rất ít các nghiên cứu về khoáng sét của các loại đất ở Việt Nam, đặc biệt là khoáng sét của đất phát triển trên đá vôi.
Nghiên cứu này được tiến hành với 6 phẫu diện đất đặc trưng cho đất phát triển trên đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Khoáng sét được xác định bằng tia X, mẫu đất được phơi khô không khí và được sử lý: bão hoà Mg; bão hoà K; bão hoà Mg làm no bằng glyxerin; bão hoà K nung ở 330oC; bão hoà K nung ở 600oC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Kaolinit là loại khoáng chủ yếu trong đất đỏ phát triển trên đá vôi với trên 80%.
-Nghiên cứu ứng dụng hệ phân loại đất của FAO-UNESCO để xác định tên đất nâu đỏ phát triển trên bazan Phủ Quỳ-Nghệ An (Hồ Quang Đức, Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghệp Việt Nam, quyển 3. tr187. 1998).
Tóm tắt:
Đất nâu đỏ phát triển trên bazan là loại đất quan trọng của Việt Nam, đất có độ phì nhiêu khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng. Cho đến nay việc nghiên cứu áp dụng hệ phân loại của FAO cho loại đất này còn ít được đề cập. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề trên và đã chỉ ra rằng loại đất này ứng với Hyperdystri-Rhodic Ferralsols của FAO.
-Về vấn đề phát triển cà phê trong khu vực nhân dân ở nước ta (Đoàn Triệu Nhạn (Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 294. tr531. 1986).
-Quỹ đất và chiến lược thổ nhưỡng Đông Nam Bộ (TS.Phan Liêu, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 342. tr691. 1990).
-Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp chính trong đánh giá đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam (Bùi Tân Yên, Hồ Quang Đức, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr 53. 1999).
Tóm tắt:
Nhu cầu sử dụng tối ưu đất đai đang được quan tâm, đặc biệt khi tốc độ phát triển dân số ngày càng nhanh, yêu cầu sử dụng đất đai cho đô thị và hạ tầng cơ sở đã làm giảm diện tích đất canh tác bình quân đầu người. Để phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, sử dụng chúng có hiệu quả và bền vững, việc đánh giá đất đai ngày càng được coi trọng. Từ cơ sở phân hạng đất của Dokuchaiev, sau đó phương pháp đánh giá đất của FAO đã ra đời và từng bước được áp dụng ở Việt Nam. Cho đến nay có trên 10 tỉnh và huyện đã tiến hành đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp của FAO.
-Đất mặn và đất phèn ở Việt Nam (Vũ Cao Thái, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr 64. 1999).
Tóm tắt:
Đất mặn và đất phèn là những loại đất có vấn đề ở Việt Nam, có diện tích lớn và tập chung chủ yếu ở ĐBSCL và ĐBSH. Là những loại đất có nhiều yếu tố hạn chế với năng suất cây trồng.
Tuỳ thuộc vào mức độ mặn, đất mặn được chia thành: đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít.
Đất phèn được chia thành các loại: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động.
-Nghiên cứu cơ bản đất phèn ở ĐBSCL (Vũ Cao Thái, Nguyễn Bích Thu. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr 73. 1999).
Tóm tắt:
Đất phèn vù ng DBSCL đã được Viện thổ nhưỡng Nông hóa nghiên cứu trong suốt hơn 20 năm với những nghiên cứu cơ bản về phát sinh học, tính chất, phân loại và quy luật địa lý của đất phèn. Những nghiên cứu này góp phần cho việc đánh giá tiềm năng đất ĐBSCL và có ý nghĩa học thuật trong nghiên cứu phát sinh học và phân loại đất phèn.
-Nông lâm kết hợp, một giải pháp sử dụng đất bền vững ở Việt Nam (Lê Duy Thước, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3.
tr 466. 1999).
Tóm tắt:
Hiện nay tỷ lệ che phủ ở các vùng địa lý thổ nhưỡng của Việt Nam rất thấp, trung bình khoảng 20%; vùng Tây Bắc khoảng 7-8%. Trên cả nước có khoảng 13 triệu đất trống đồi núi trọc và trên 26 triệu đất đồi núi đang bị rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng.
Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện nay để quản lý nước, dinh dưỡng cho cây trồng trên đất dốc ở miền Bắc Việt Nam thì nông lâm kết hợp là giải pháp thích hợp nhất.
Yếu tố thành công của phương thức nông lâm kết hợp là vừa cho hiệu quả kinh tế xã hội môi trường vừa nâng cao độ che phủ thực vật của lớp đất mặt.
-Từ kết quả nghiên cứu đến xây dựng mô hình canh tác sử dụng đất dốc trên đất nông hộ (Thái Phiên, Lương Đức Loan. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr470. 1996).
Tóm tắt
-Đặc tính, biện pháp sử dụng, xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên đất cát biển ở Việt Nam (Nguyễn Thị Dần, Trần Thúc Sơn. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr 495. 1999).
Tóm tắt:
Đất cát biển chiếm khoảng 1,45 tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam, là loại đất nghèo dinh dưỡng, cơ giới nhẹ, nghèo hữu cơ và các chất dinh dưỡng tổng số, dễ tiêu; CEC thấp.
Tuy nhiên, nhờ có mạch nước ngầm ở nông mà khả năng cung cấp nước cho cây trồng khá, bởi vậy nếu biết bố trí cây trồng hợp lý thì có thể có hiệu quả kinh tế cao.
Trên đất cát điển hình có thời kỳ ngập nước ở Diễn Châu, Nghệ An cơ cấu: lúa xuân-lúa hè thu-ngô thu đông với mức đầu tư: 20t phân chuồng, 380kgN,195kgP2O5, 210kgK2O có thể cho năng xuất 5-17tấn lương thực/năm.
Cơ cấu: lúa xuân-lúa hè thu-rau vừa có khả năng cân đối lương thực vừa cho hiệu quả kinh tế cao.
Trên đất cát điển hình khô không có thời gian ngập nước ở Diễn Châu, cơ cấu: lạc xuân-vừng-ngô hoặc, lạc xuân-vừng-rau vừa làm tăng hàng hóa vừa tăng nguồn lương thực tại chỗ cải thiện mức sống nông dân.
Cơ cấu lúa xuân-lúa hè thu-ngô thu đông trên đất cát biển ngập nước định kỳ ở Diễn Châu với mức bón: 120kgN, 60kgP2O5, 60kgK2O cho lúa xuân; 80kgN, 45kgP2O5, 90kgK2O cho lúa hè thu; 180kgN, 90kgP2O5, 90kgK2O cho ngô thu đông là cơ cấu cho năng xuất cao và hiệu quả kinh tế lớn.
-ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến diễn biến độ phì nhiêu của đất dốc (Trần Đức Toàn, Thái Phiên. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr 178. 1999).
Tóm tắt:
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,1 triệu ha với 21% đất nông nghiệp (7,3 triệu ha). Đất dốc chiểm 75% tổng diện tích tự nhiên (25 triệu ha), trong đó chỉ có 4,5 triệu ha có độ dốc dưới 25o có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, còn lại độ dốc trên 25o. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người 0,46 ha. Để đáp ứng nhu cầu lương thực người dân đã phá rừng làm đất canh tác. Diện tích rừng và độ che phủ nhanh chóng bị thu hẹp. Mất rừng gây ra xói mòn, và thoái hóa đất nghiêm trọng, làm cạn nguồn nước, mất nguồn thủy sinh, gây lũ lụt và hạn hán.
áp dụng các phương thức canh tác có các biện pháp chống xói mòn không những bảo vệ được đất, duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong đất mà còn tăng năng suất cây trồng.
Trồng cây họ Đậu làm băng chống xói mòn là phương thức có hiệu quả cao.
-ứng dụng phân loại đất FAO-UNESCO trong vùng nhiệt đất đới ẩm điển hình (PGS.PTS Vũ cao Thái, PTS. Phạm Quang Khánh, Tống Hoài Lân, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Xuân Nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr 8. 1995).
-Tác động của kỹ thuật sinh học tới bảo vệ đất dốc (PGS.PTS. Thái Phiên, PGS.PT. Nguyễn Tử Siêm. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr 29. 1995).
Tóm tắt:
Biện pháp kỹ thuật sinh học có thể hạn chế dòng chảy bề mặt khoảng 20-25% so với đối chứng. Lượng dòng chảy khác nhau tùy theo tính chất đất, độ dốc, độ che phủ của cây trồng, biện pháp canh tác.
Lượng xói mòn trên đất có thành phần cơ giới nặng thường gấp 3-4 lần so với đất có thành phần cơ giới nhẹ cùng độ dốc, cùng lượng mưa, cường độ mưa và biện pháp canh tác tương tự. Biện pháp kỹ thuật sinh học, trồng cây theo băng có tác dụng giảm lượng xói mòn 50-90% so với đối chứng.
Hàng năm, lượng dinh dưỡng trả lại cho đất từ băng cây và phụ phẩm cây trồng khoảng 200-300kgN, 15-20kgP2O5, 40-60kgK2O.
Mặc dù khi áp dụng biện pháp kỹ thuật sinh học diện tích cây trồng giảm khoảng15%, năng suất cây trồng vẫn tăng hoặc giữ được mức năng suất như cây trồng thuần. Biện pháp này nhằm góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất tạo nền cho đất sản suất nông nghiệp bền vững trên đất dốc.
-Mối quan hệ giữa trầm tích Đệ tứ và phát sinh học đất phèn tỉnh Minh Hải (Trung tân nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật đất phân. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr 21. 1995).
Tóm tắt:
Đặc điểm của trầm tích trẻ Đệ tứ được nhiều nhà nghiên cứu thổ nhưỡng, nhất là những nhà nghiên cứu về phát sinh học và phân loại đất quan tâm. Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
+Giữa trầm tích Đệ tứ và loại hình thổ nhưỡng ở Minh Hải và ĐBSCL có mối quan hệ chặt chẽ.
+Tầng sinh phèn trong phẫu diện đất luôn gắn bó với dạng trầm tích đầm lầy biển, hay trầm tích đầm lầy biển là nguồn gốc của tầng sinh phèn trong phẫu diện đất phèn.
-Đậu mèo Thái Lan-cây phân xanh cải tạo đất dốc thoái hóa ở Việt Nam (PGS.PTS. Nguyễn Tử Siêm, PGS.PTS. Thái Phiên, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr 47. 1995).
Tóm tắt:
Đậu mèo Thái Lan được nhập khẩu từ miền Bắc Thái Lan năm 1992 và được trồng ở nhiều vùng của Việt Nam. Với các đặc tính như: tốc độ sinh trưởng cao và khả năng tái sinh mạnh, giàu dinh dưỡng, năng suất thân lá và hạt cao,... chúng được sử dụng để cải tạo và bảo vệ đất, tăng cường tuần hoàn hữu cơ trên đất đồi; hạt và lá được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi.
-Một số biện pháp canh tác nhằm hạn chế xói mòn, bảo vệ và ổn định độ phì nhiêu đất trồng cà phê thời kỳ xây dựng cơ bản ở Tây Nguyên (KS. Hồ Công Trực, KS. Lương Đức Loan. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr 89. 1996).
Tóm tắt:
Các biện pháp canh tác bảo vệ đất đều có tác dụng giảm lượng nước trôi và lượng đất mất, chỉ còn 30-37% so với không có biện pháp bảo vệ.
Các biện pháp sinh học như băng muồng hoa vàng lẫn cốt khí, xen đậu hồng, xen ngô lạc giữa hai hàng cà phê, vừa có tác dụng hạn chế xói mòn vừa trả lại cho đất một lượng tàn dư hữu cơ lớn.
Biện pháp xen ngô lạc còn tạo ra một khối lượng nông sản có giá trị, có khả năng trang trải 40-50% kinh phí đầu tư trong 3 năm đầu của thời kỳ xây dựng cơ bản. Song, biện pháp này nếu canh tác liên tục còn có hạn chế là gây ra tình trạng tranh chấp ánh sáng, tranh chấp dinh dưỡng, cây cà phê bị sâu bệnh, chết nhiều.
-Biện pháp sinh học bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất dốc (PGS.PTS. Nguyễn Tử Siêm, PGS.PTS. Thái Phiên, ThS. Trần Đức Toàn. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr 100. 1996).
Tóm tắt:
Thí nghiệm này được tiến hành trên đất phù sa cổ Ba Vì; đất phát triển trên đá bazan Đak Lak và đất phát triển trên thạch sét Lương Sơn, Hòa Bình.
Các biện pháp chống xói mòn như tạo băng cây xanh theo đường đồng mức, mương bờ, tạo bồn, trồng cây phủ đất... đều cho kết quả tốt, giảm lượng đất bị xói mòn 50% so với đối chứng.
Lượng dòng chảy tuỳ thuộc tính chất đất: trên phù sa cổ lượng dòng chảy chiếm 20-30% lượng mưa; trên đất bazan 10-15%; trên đất thạch sét 5-13%.
Việc trả lại hữu cơ cho đất trên đồi là biện pháp tốt nhất để từng bước phục hồi, giữ gìn và cải thiện độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất cây trồng. Vùi tàn dư hữu cơ của các loại cây trồng và lá cây phân xanh của băng chống xói mòn có thể bổ sung vào đất lượng dinh dưỡng hàng năm là 100-120kgN,10-30kgP2O5 và 50-100kgK2O.
-Vai trò của K trong cân đối dinh dưỡng với cây lương thực trên đất có hàm lượng K tổng số khác nhau (PTS.Nguyễn Văn Bộ, Phạm Văn Ba, Bùi Thị Trâm. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr58. 1995).
-Quan hệ giữa trạng thái oxy hóa khử và chuyển hóa lân trong đất phù sa hỗn hợp sông biển (Võ Đình Quang, PGS.PTS. Vũ Cao Thái, Trần Thị Tường Linh, Bùi Thị Hồng Thanh, Lương Thu Trà. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr69. 1995).
-Sử dụng hợp lý sản phẩm phụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và ổn định độ phì nhiêu của đất bạc màu (Đỗ Thị Sô, Nguyễn Văn Đại, Phạm Văn Thao, Vi Văn Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 1. tr98. 1995).
-Xói mòn đất trong mối quan hệ với các thẻm cây trồng khác nhau (PGS.PTS. Thái Phiên, KS. Nguyễn Huệ. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr38. 1996).
-Kali và Canxi trong hệ thống dinh dưỡng của cây hồ tiêu trên đất nâu đỏ bazan (KS. Nguyễn Thị Thuý, KS. Lương Đức Loan. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr48. 1996).
-Chế độ bón thích hợp cho cây đậu đỗ trên đất bạc màu Hà Bắc (PGS.PTS. Nguyễn Thị Dần. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr77. 1996).
-Nghiên cứu độc sắt cây lúa nước ruộng dưới chân đồi vùng trung du Đồng Bằng sông Hồng (KS.Phạm Quang Hà, PGS.PTS.Thái Phiên, J.Dufey, P.Hennebert. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr153. 1996).
-Khả năng thâm canh lúa trên các vùng sinh thái ở đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ (PTS.Phạm Tiến Hoàng, PTS. Trần Thúc Sơn, ThS.Phạm Quang Hà. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr180. 1996).
-Nghiên cứu độ phì nhiêu đất trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta (Nguyễn Vy. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr93. 1999).
-Tuần hoàn chất hữu cơ - những đóng góp cho nền nông nghiệp sinh thái hài hoà ở Việt Nam (Nguyễn Tử Siêm, Vũ Kim Thoa. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr121. 1999).
-Vi sinh vật đất trong mối quan hệ với độ phì nhiêu đất (Nguyễn Văn Sức. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 2. tr190. 1996).
-Tính chất vật lý nước trong mối quan hệ với sử dụng đất đai của một số loại đất chính ở Việt Nam (Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, quyển 3. tr204. 1999).